Chăm Sóc Sức Khỏe

Niềng Răng Mặt Trong Là Gì? Quy Trình Thực Hiện Niềng Răng Không Đau

Niềng răng mặt trong hay niềng răng mặt lưỡi là một trong những phương pháp niềng răng mắc cài được nhiều người lựa chọn hiện nay bởi chi phí rẻ và có tính thẩm mỹ cao. Nếu bạn đang có nhu cầu niềng răng và phân vân giữa các phương pháp niềng răng hiện nay, Dịch vụ răng hàm mặt valuecarehealthclinic.com sẽ giúp bạn hiểu đúng và kỹ hơn về niềng răng mặt trong là gì và các bước trong quy trình niềng răng mặt trong.

Niềng răng mặt trong là gì?

Niềng răng mắc cài trong hay niềng răng mắc cài mặt lưỡi là một trong bốn phương pháp niềng răng mắc cài phổ biến hiện nay. Giống như tên gọi, đây là phương pháp sử dụng mắc cài bằng kim loại nhưng lại được gắn vào mặt trong của răng thay vì mặt ngoài như niềng răng mắc cài kim loại, nhằm tăng tính thẩm mỹ cho người niềng răng.

Phương pháp niềng răng mặt trong có thời gian niềng răng tương đối lâu hơn so với các phương pháp niềng răng mắc cài khác. Để có được một hàm răng đều đặn, cân đối, đẹp thì bạn sẽ phải mất khoảng từ 1 đến 3 năm. Thậm chí thời gian đầu khi niềng răng, bạn sẽ gặp không ít khó khăn trong lúc ăn uống và phải tỉ mỉ trong quá trình vệ sinh răng miệng.

niềng răng mặt trong

Ưu điểm của niềng răng mặt trong

Bên cạnh một số khó khăn về ăn uống, niềng răng mặt trong được nhiều bệnh nhân lựa chọn cũng bởi một số ưu điểm bên dưới:

Mang tính thẩm mỹ cao:

Vì mắc cài và dây cung được đưa vào mặt trong của răng nên thông thường người khác sẽ không nhận ra được bạn đang niềng răng. Đây là phương pháp mang tính thẩm mỹ cao nhất trong tất cả bốn phương pháp niềng răng mắc cài. Nếu bạn là người thường xuyên phải giao tiếp với người khác, niềng răng mặt trong rất thích hợp dành cho bạn.

không bị ảnh hưởng:

Vì mắc cài được gắn vào bên trong nên không tiếp xúc với mặt ngoài của răng. Vậy nên bạn không cần phải lo lắng về việc mắc cài tác động lên bề mặt răng, khiến mặt ngoài của răng bị trầy xước, xuất hiện đốm trắng, sâu răng… sau khi tháo niềng.

cach tay trang rang

Quy trình niềng răng mặt trong

Tương tự những phương pháp niềng răng mắc cài, dưới đây là quy trình 6 bước khi bạn quyết định niềng răng mặt trong.

Bước 1: Lựa chọn niềng răng mặt trong và lên lộ trình điều trị.

Bệnh nhân tiến hành khám tổng quát răng hàm, lấy mẫu xét nghiệm, chụp X-quang mặt trong và mặt ngoài hàm răng theo như sự hướng dẫn của bác sĩ và phụ tá nha khoa. Khi có kết quả, bác sĩ tư vấn về các phương pháp niềng răng. Sau khi bệnh nhân đã lựa chọn xong, bác sĩ sẽ đưa ra lộ trình điều trị cụ thể về niềng răng mặt trong.

Bước 2: Điều trị tổng quát

Trước khi niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tổng quát các vấn đề liên quan đến răng của bệnh nhân như: răng hàm lệch, cạo vôi răng, trám răng, chữa tủy,… Tùy trường hợp mà thời gian điều trị sẽ lâu hơn.

Bước 3: Gắn khí cụ

Sau khi hoàn thành xong quá trình điều trị tổng quát, bác sĩ sẽ tiến hành gắn khí cụ cho bệnh nhân. Đây là bước giúp ổn định hàm răng và giúp quá trình mắc cài trong tương lai diễn ra thuận lợi hơn. Thông thường các loại gắn khí cụ thường được các bệnh viện và phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt sử dụng như: thun tách kẽ, khí cụ nong hàm, gắn khâu,…

Bước 4: Tháng đầu tiên gắn mắc cài mặt trong

Đến bước 4, bệnh nhân sẽ tiến hành niềng răng mắc cài. Trước hết, bác sĩ sẽ đánh bóng các bề mặt răng, sau đó dùng kẹp banh miệng để mở rộng hàm răng trước khi làm khô răng và bôi lên răng chất keo chuyên dùng trong nha khoa. Kế tiếp, bác sĩ sẽ gắn mắc cài vào mặt trong của răng và dùng keo để cố định mắc cài trước khi gắn dây cung trượt trong rãnh mắc cài. Cuối cùng cố định mắc cài và dây cung bằng dây thun hoặc chỉ thép chuyên dụng.

Bước 5: Tái khám tháng thứ 2 đến hết lộ trình

Thời gian giữa các lần tái khám niềng răng là từ 3 đến 6 tuần tùy phương pháp niềng răng mắc cài được bệnh nhân lựa chọn. Khi đến tái khám, bác sĩ sẽ kiểm tra hai hàm răng, mắc cài, dây cung, dây thun cố định. Thông thường mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ thay mắc cài và dây cung một lần cho đến khi hết lộ trình.

Bước 6: Tháo niềng và đeo hàm duy trì.

Kết thúc lộ trình niềng răng, bác sĩ sẽ cho tháo niềng răng và đeo hàm duy trì cho răng. Đeo hàm duy trì rất quan trọng vì thời gian đầu sau khi niềng răng, răng chưa thích nghi với vị trí răng mới và có xu hướng trượt về vị trí cũ. Bạn chỉ nên tháo hàm duy trì khi đã có sự cho phép của bác sĩ.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp niềng răng có chi phí tương đối nhưng đạt tính thẩm mỹ cao cùng chất lượng tốt, niềng răng mặt trong là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hi vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về phương pháp niềng răng mặt trong và chúc bạn sớm có được một hàm răng đều đặn, cân đối như mong muốn.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *