Chăm Sóc Sức Khỏe

Nhổ Răng Sữa Cho Trẻ Tại Nhà – Các Bước Nhổ Răng An Toàn

Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà được rất đông phụ huynh quan tâm. Khi trẻ chuẩn bị tiến vào giai đoạn mọc răng vĩnh viễn, ba mẹ lại thường băn khoăn lo lắng không biết có thể nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà hay không? Và cách nhổ răng sữa an toàn, không gây đau và khó chịu cho trẻ. Nếu bạn có con nhỏ và chuẩn bị phải nhổ răng sữa cho bé, đừng bỏ qua những chia sẻ của ValueCareHealthClinic.com về việc nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà.

Răng sữa là gì? Thời điểm trẻ thay răng

Răng sữa là gì?

Răng sữa sẽ mọc vào thời kỳ trẻ đang bú sữa mẹ, nhằm giúp định hình khớp hàm cho trẻ, giúp trẻ không bị ngọng khi tập nói, ngoài ra còn giúp trẻ có thể nhai nuốt thức ăn ở thời kỳ ăn dặm. Thường thì răng sữa mọc ở trẻ nhỏ dưới 30 tháng tuổi. Sau đó khi đến độ tuổi 5 – 6, răng sữa dần được thay thế bằng những chiếc răng vĩnh viễn. Bởi vậy, răng sữa đóng vai trò rất lớn trong việc định hình hàm răng vĩnh viễn và giúp trẻ phát âm rõ ràng hơn.

Thời điểm trẻ thay răng sữa

Từ 5 – 6 tuổi đến 10 – 12 tuổi là thời điểm răng vĩnh viễn mọc, đây cũng là lúc răng sữa sẽ được loại bỏ. Thời điểm nhổ răng sữa rất quan trọng, nếu nhổ răng sữa quá sớm có thể làm ảnh hưởng đến việc định hình khớp hàm, khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí, răng mọc khấp khểnh.

Thông thường, khi răng sữa có tình trạng lung lay chính là lúc thích hợp nhất để nhổ răng sữa. Phụ huynh có thể chủ động nhổ răng sữa cho trẻ hoặc răng sữa sẽ tự rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Trong trường hợp răng sữa lung lay quá lâu mà không tự rụng, hoặc răng sữa mọc lệch, ba mẹ nên mang bé đến nha sĩ để được tư vấn và loại bỏ răng sữa trước khi ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe răng miệng của bé.

nho rang-sua-cho-be

Cách nhổ răng sữa cho trẻ khi răng lung lay

Nếu không gặp tình trạng hi hữu, thông thường các ba mẹ sẽ tìm đến cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà để tiết kiệm chi phí và thời gian. Một số cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà thường được nhiều phụ huynh áp dụng như:

Các bước Nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà :

Bước 1: Đầu tiên, bạn rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn trước khi quấn quanh ngón trỏ bằng một miếng băng gạc đã sát khuẩn. Sau đó bạn đưa tay đến vị trí răng sữa của trẻ, lay nhẹ răng của bé một lúc. Bạn cũng có thể nói bé chủ động dùng lưỡi đẩy răng sữa qua lại.

Bước 2: Đối với trường hợp răng tự rụng, bạn lặp đi lặp lại động tác lay nhẹ mỗi ngày cho đến khi răng sữa tự động rơi xuống. Thỉnh thoảng răng sữa lung lay nhưng sẽ không tự rụng ngay lập tức. Lúc này, bạn có thể điều chỉnh lực lay răng sữa cho trẻ từ nhẹ đến mạnh theo thời gian cho đến khi răng sữa rụng. Tuy nhiên, bạn nên để ý đến trạng thái của trẻ khi lay mạnh răng sữa để tránh bé cảm thấy đau hoặc khó chịu.

Bước 3: Đối với trường hợp chủ động nhổ răng, khi thấy răng đã lỏng lẻo hơn. Bạn nhớ hỏi thăm bé có cảm thấy đau hay khó chịu ở vùng răng sữa hay không. Nếu bé không thấy khó chịu, lúc này bạn dùng tay đã quấn băng gạc sát khuẩn đến vị trí răng sữa và nhấc nó ra ngoài.

Bước 4: Bạn lấy một ít bông thấm nước muối sinh lý rồi đặt vào vị trí vừa nhổ răng sữa để cầm máu cho bé. Sau đó bạn cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý.

Lưu ý trước và sau khi nhổ răng sữa cho trẻ

Cơ thể của bé vốn rất nhạy cảm, vậy nên ba mẹ nên lưu ý những điều bên dưới khi quyết định nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà để đảm bảo an toàn và tránh làm bé đau hoặc khó chịu.

– Sau khi nhổ răng sữa, nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai nuốt. Tránh các loại thức ăn tác động trực tiếp đến vị trí vừa nhổ răng, vì có thể gây tổn thương cho chân răng.

– Nếu răng sữa lung lay không nhiều, và kéo theo hành sốt cho bé, ba mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện để được khám bệnh và chữa trị kịp thời, tránh làm tổn thương răng hàm.

– Ba mẹ nên hướng dẫn bé sử dụng nước muối súc miệng sinh lý mỗi ngày sau khi nhổ răng sữa để đảm bảo loại bỏ những vi khuẩn gây hại có trong khoang miệng.

– Vì bé đang ở độ tuổi năng động và hiếu kỳ, ba mẹ nên để ý tránh cho bé dùng tay chạm vào vị trí vừa nhổ răng sữa để tránh tình trạng viêm nhiễm.

– Sau khi nhổ răng, bạn cho bé ngậm bông gòn vào vị trí vừa nhổ răng sữa để cầm máu trong khoảng 30 phút. Nếu quá thời gian trên mà máu ở chân răng vẫn chảy nhiều, hoặc bé cảm thấy trong người khó chịu, bạn nên dẫn bé đến phòng khám nha khoa gần nhất để được bác sĩ tư vấn.

vệ sinh răng sữa cho bé

Nhổ răng sữa rất quan trọng đối với sự phát triển răng hàm của bé. Vậy nên các bậc phụ huynh vẫn luôn đặc biệt quan tâm vấn đề này khi bé đến độ tuổi mọc răng vĩnh viễn. Hi vọng với những chia sẻ về cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà vừa an toàn vừa không gây đau cho bé được ValueCareHealthClinic.com chia sẻ ở trên, ba mẹ đã có thêm những thông tin và kinh nghiệm hữu ích trong quá trình chăm sóc bé.

Leave a comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *